Thiết kế sản phẩm nội thất

Sản phẩm nội thất là gì?

Nội thất là không gian bên trong một công trình, nếu thiết kế nội thất là bố trí sắp xếp không gian và đặt vật dụng thì thiết kế sản phẩm nội thất chỉ là làm ra một sản phẩm cụ thể trong không gian đó, như giường, tủ, bàn ghế… Đi sâu vào thiết kế một sản phẩm nội thất cụ thể sẽ giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn, cùng công năng đó nhưng chúng mang nhiều hình hình dáng độc lạ, thú vị và thu hút hơn.

Người thiết kế phải am hiểu về chức năng, thói quen sử dụng sản phẩm để tạo ra một hình dáng phù hợp và tiện nghi nhất vì thường là những sản phẩm được đặt trong nhà, gắn với sinh hoạt thường thấy của con người. Một số sản phẩm đặt trong không gian trang trọng hơn hay mang tính trang trí thì cũng sẽ ảnh hưởng đến hình dáng của chúng. Bên cạnh đó họ còn cần có kiến thức về không gian bày trí xung quanh để dù là thiết kế một sản phẩm riêng lẻ nhưng phải đặt được vào không gian, hòa hợp với yếu tố xung quanh.

Nguồn: Pinterest

Quy trình thiết kế sản phẩm nội thất

1. Tiếp nhận thông tin khách hàng

Việc đầu tiên trong quy trình là tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về sản phẩm mà họ đưa ra để có thể biết rõ hơn về đặc điểm, yêu cầu của sản phẩm và không gian mà sản phẩm được đặt vào. Đặt ra các câu hỏi như sản phẩm này mang tính trang trí hay có chức năng cụ thể gì, và là những đối tượng nào sẽ sử dụng, họ mong muốn gì từ sản phẩm.

2. Ý tưởng và phương án thiết kế

Sau khi đã có đầy đủ thông tin từ khách hàng, người thiết kế sẽ nghiên cứu, phân tích và đưa ra các phương án ý tưởng thiết kế cùng việc lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với thiết kế cũng như giá thành. Từ đó phác thảo từng phương án để lựa chọn ra hình dáng thiết kế, nguyên liệu để tiến thành triển khai bản vẽ.

3. Thiết kế bản vẽ

Để có thể chế tạo chuẩn xác từng bộ phận cũng như chi tiết khi lắp đặt sản phẩm thì người thiết kế phải có bản vẽ chi tiết ghi lại đầy đủ các thông số cũng như hình chiếu, mặt cắt từ nhiều hướng của sản phẩm. Bản vẽ cũng cần ghi chú về họa tiết trang trí, vật liệu sử dụng, đóng – mở ra sao đối với sản phẩm tủ hay ngăn kéo. Sau đó dựa vào bản vẽ để tiến hành thi công sản xuất, lắp ghép.

Nguồn: Pinterest

4. Mô hình 3D

Tiến hành mô phỏng lại sản phẩm bằng mô hình hoặc dựng lại trên các phần mềm máy tính để quan sát các thông số một chính xác, đồng thời thể hiện các khớp nối, lắp đặt bộ phận lại với nhau. 

Nguồn: Pinterest

Các kỹ năng cần có để thiết kế sản phẩm nội thất

  • Kỹ năng nghiên cứu và phân tích
  • Kỹ thuật vật liệu 
  • Tạo hình thẩm mỹ
  • Thể hiện mô hình
  • Sử dụng phần mềm máy tính