Phim hoạt hình – Animation
Tuổi thơ của chúng ta ngoài truyện tranh ra thì không thể không nhắc đến phim hoạt hình đúng không, chúng vừa có hình ảnh, màu sắc vừa có âm thanh khiến chúng ta không thể rời mắt. Một số phim hoạt hình ấn tượng có thể kể đến như Tom&Jerry, phim của Studio Ghibli hoặc Disney và Pixar, nó đưa chúng ta đến một thế giới trong tưởng tượng khác, hòa mình vào cuộc phiêu lưu của các nhân vật để rồi nghiệm ra các thông điệp về gia đình, tình bạn và sự trưởng thành. Có rất nhiều thể loại hoạt hình như 2D, 3D hay dạng stop motion và đứng sau tất cả chúng đều là quy trình sản xuất rất công phu và chuyên nghiệp.
Phim hoạt hình là gì?
Phim hoạt hình hay hoạt hoạ là thể loại phim sử dụng các hình ảnh tĩnh chiếu tiếp diễn và liên tục trong thời gian nhất định để tạo ra một thước phim hoạt hình chuyển động. Phim hoạt hình cơ bản nhất là dạng 2D vẽ từng khung hình (frame by frame) rồi ghép lại, sau này nhờ sự trợ giúp của công nghệ mà có thể cho nhân vật chuyển động dễ dàng hơn và giúp tạo ra thêm thể loại phim 3D.
Quá trình sản xuất phim hoạt hình thường tốn nhiều thời gian và công sức tùy theo độ phức tạp và tỉ mỉ. Ngày nay phim hoạt hình rất phát triển không chỉ hướng tới đối tượng trẻ em nữa mà khán giả mọi độ tuổi đều yêu thích về cả hình ảnh đẹp mắt và các thông điệp nhân văn được ẩn chứa.
Quy trình sản xuất phim hoạt hình
1. Chuẩn bị
Giai đoạn đầu sẽ tập trung nghiên cứu về yêu cầu của dự án phim hoạt hình mình sẽ làm, là một dự án thương mại hay quảng cáo hay giải trí, việc xác định được rõ mục đích sẽ giúp định hướng kế hoạch sản xuất phù hợp, như thời lượng video bao lâu, được phát ở đâu, mang phong cách như thế nào. Đồng thời giai đoạn này cũng nên hiểu rõ đối tượng hướng tới là ai, họ có sở thích và hứng thú gì đối với sản phẩm phim hoạt hình này và lựa chọn độ tuổi để chắt lọc hình ảnh cho phù hợp.
2. Lên ý tưởng và viết kịch bản
Ý tưởng ban đầu chính là nền móng cho toàn bộ quá trình dựng phim và làm phim hoạt hình, sau khi có ý tưởng chính thì biên kịch sẽ tạo ra các tình huống cao trào, kịch tính và cách giải quyết cùng sự xuất hiện của các tuyến nhân vật. Một kịch bản có cốt truyện hay đã có thể giúp bộ phim thành công được một nửa, tuy nhiên vẫn cần triển khai tỉ mỉ cùng các tình tiết được xây dựng logic thuyết phục thì quá trình sản xuất phía sau mới suôn sẻ được.
3. Tiền kỳ – tiền sản xuất
-Thiết kế nhân vật và background
Tạo hình nhân vật sẽ xây dựng dựa trên ý tưởng của biên kịch, như ngoại hình, trang phục, biểu cảm và cũng phần nào thể hiện được đặc trưng, tính cách của từng nhân vật thông qua ngoại hình. Thiết kế background cũng tương tự, dựa vào ý tưởng sẽ định hình bối cảnh của phim diễn ra ở đâu, ở thời đại và nền văn hóa nào, từ đó lựa chọn các background phù hợp để đưa vào phim.
– Storyboard (kịch bản hình)
Đây là bước cực kỳ quan trọng để giúp phim hoạt hình truyền đạt ý tưởng, kịch bản thông qua hình ảnh, dễ dàng hình dung được những dụng ý về góc máy, bố cục, chuyển động, tiết tấu … theo một mạch truyện liên tục.
– Animatic
Storyboard được hoàn thiện sẽ dùng để tạo bản nháp cho phim (animatic), các khung hình ở storyboard sẽ được ghép nối liền mạch hơn thành một video có chuyển động chứ không còn là những hình ảnh tĩnh nữa. Animatic càng hoàn thiện sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho giai đoạn sản xuất phim hoạt hình.
4. Sản xuất
Giai đoạn này sẽ tiến hành đi sâu vào chi tiết phim hoạt hình dựa trên bản animatic đã hoàn thiện.
– Vẽ background
Lúc này từng khung hình sẽ được phóng to ra và đi vào chi tiết, mỗi một khung cảnh trong phim hoạt hình sẽ cần làm rõ về phối cảnh, tỉ lệ và các cảnh vật xung quanh – Xem thêm bài viết về Background Designer
– Animation
ó thể hiểu đơn giản bước này là cho nhân vật chuyển động, có thể vẽ từng khung hình (frame by frame) rồi ghép lại hoặc dùng phần mềm máy tính tạo khung xương cho nhân vật và cho chúng chuyển động. Việc chuyển động sao cho mượt mà còn dựa vào timing – thời lượng chuyển động giúp các cử động nhanh hơn hoặc chậm đi chứ không đều nhau. – Xem thêm bài viết về animator
– Tô màu và composition
Tiến hành tô màu cho từng khung cảnh và ghép background với nhân vật vào nhau để kiểm tra độ hoàn thiện của phim. – Xem thêm bài viết về Compositor
5. Hậu kỳ
Sau khi xong giai đoạn sản xuất, thước phim sẽ bước vào hậu kỳ để tạo thành một sản phẩm hoạt hình hoàn thiện, đồng thời thêm vào các yếu tố âm thanh, hiệu ứng hoặc kỹ xảo nếu có. Và cuối cùng là kiểm tra lại nhiều lần trước khi phát hành phim với khán giả công chúng.
Những kỹ năng cần có để sản xuất phim hoạt hình
Kỹ năng kể chuyện và tạo tình huống
Kỹ năng này sẽ có ích nếu bạn muốn làm vị trí biên kịch hoặc viết kịch bản cho bộ phim hoạt hình. Việc tạo ra một cốt truyện cuốn hút cùng các nhân vật mang mỗi cá tính khác nhau sẽ cần có thời gian trau dồi và tham khảo rất nhiều phim, truyện đã sản xuất rồi.
Kỹ năng vẽ
hiển nhiên bạn cần có kỹ năng về hội họa và mỹ thuật, đồng thời am hiểu về bố cục, sắc độ, tả chất liệu, sử dụng ánh sáng, màu sắc… kỹ năng này sẽ giúp bạn ở mọi vai trò trong cả quá trình sản xuất hoạt hình.
Kiến thức về hoạt hình và điện ảnh
kiến thức này rất cần thiết, để hiểu về góc máy, hiệu ứng điện ảnh, ngôn ngữ hình ảnh, cách kể chuyện qua hình ảnh,…
Có các phong cách vẽ khác nhau
Hiểu về chuyển động và tâm lý nhân vật
hần quan trọng nhất của phim hoạt hình chính là chuyển động của nhân vật, sẽ mượt mà hơn nếu bạn có hiểu biết về các tư thế chuyển động và tâm lý của họ, như phim hành động sẽ chuyển động nhanh, mạnh, ra đòn dứt khoát khác với chuyển động nhẹ nhàng của các điệu múa.
Làm việc nhóm
một quy trình sản xuất phim hoạt hình cần có sự đóng góp của rất nhiều thành viên, từ đạo diễn, biên kịch, đến team thiết kế, họa sĩ, người diễn hoạt, và cả những người chỉnh sửa, lồng tiếng … nên cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Sử dụng phần mềm
Dùng bản vẽ hoặc các phần mềm vẽ 2D, 3D và cả các phần mềm thiết kế, chỉnh sửa.