Phù điêu là gì?

Phù điêu là gì?

Phù điêu là những bức tranh đắp nổi, khoét lõm thể hiện theo chiều dài và rộng là chủ yếu, nói đơn giản phù điêu tạo ra các hình khối nổi nhưng vẫn gắn liền với bề mặt phía dưới nó. Từ một mặt phẳng cố định, người họa sĩ sẽ thể hiện họa tiết, hình thù, đường nét mong muốn thông qua cách đục đẽo, cắt gọt và làm cho chúng nổi lên mà không cần hình dung không gian 3 chiều quá nhiều, chỉ là tách được không gian gần và xa. 

Khác với tượng tròn khi người xem có thể đi vòng quanh tác phẩm, phù điêu chỉ thể hiện trên mặt phẳng nên người xem có thể đứng ở mặt chính diện như xem tranh bình thường và bên cạnh tạo hình theo 2 chiều thì vẫn có chiều sâu thể hiện qua độ lồi lõm trong tranh, độ dày của hình ảnh. Phù điêu cũng có các dạng bố cục vuông, tròn, chữ nhật nên việc bố cục sao cho hài hòa giữa các khoảng trống và đặc và có thể biến dạng một số tỉ lệ để cách điệu và phù hợp theo khuôn. Vì chỉ là mặt phẳng nên khi làm phù điêu thường chỉ cần chú ý đến bố cục chính diện và độ chìm nổi của khối.

Phù điêu Nữ thần Sarasvati được công nhận bảo vật quốc gia 2020. Nguồn: laodong.vn

Quy trình làm phù điêu

1. Tạo mặt phẳng

Giai đoạn đầu tiên bạn có thể chuẩn bị đất sét dẻo gắn lên một mặt phẳng như gỗ, tường, trên mặt phẳng đó phải sử dụng cốt sắt hoặc tre để có thể giữ đất không tách khỏi tường (phần cốt chính là xương trụ nâng đỡ cho cả tác phẩm đã được nhắc đến trong bài tượng tròn). Vì là cả một mặt phẳng dài nên thay vì một thanh cốt định hình theo trọng tâm của tác phẩm thì có thể sử dụng đinh sắt, đinh tre đặt cách đều nhau kết hợp với nhiều thanh gỗ, chằng dây thép để giữ cho đất tạo mẫu chắc chắn hơn và không bị nứt về sau.

2. Phác thảo hình

Bạn cần có bản phác thảo hình trên giấy và định hình trước các chi tiết chính phụ trong tranh, sau đó dựa vào phác thảo, dùng dụng cụ khắc hình lên đất. Để hạn chế việc chỉnh sửa quá nhiều trên bề mặt đất thì bạn có thể phóng to bản phác thảo bằng với kích thước thật để dễ xác định tỉ lệ cũng như nhìn rõ các chi tiết khi được phóng lớn có còn đẹp không, có ảnh hưởng tới bố cục không, có gây nhiều khoảng trống không. Có bản phác thảo theo kích thước thật thì có thể áp lên bề mặt đất và khắc theo đường viền của mẫu, tạo hình dần dần cho tranh phù điêu.

3. Tạo khối và lên chi tiết

Bắt đầu hình dung phần nào lồi phần nào lõm trong tranh để tạo độ sâu, từ đó phần lồi sẽ đắp nổi thêm đất, phần lõm thì dùng dụng cụ khoét sâu vào. Cứ như vậy bạn sẽ tạo được khối dày mỏng, nông sâu và nhìn ra được không gian xa gần, chính phụ. Giống như trong tranh hội họa, vật ở gần sẽ to, rõ, tương phản mạnh thì trong phù điêu cũng tạo khối to, rõ và dày hơn các vật ở xa, đồng thời cũng bo tròn, lên chi tiết khối thật kỹ lưỡng. Trong quá trình điêu khắc, phải thường xuyên làm ẩm đất cũng như bảo quản qua ngày hôm sau vì với các bức phù điêu lớn thì tốn thời gian rất lâu, nếu đất bị khô cứng lại thì rất khó để tạo hình tiếp.

4. Hoàn thiện sản phẩm

Kiểm tra lại hình khối và đường nét của tác phẩm một cách chỉnh chu, mài nhẵn những chỗ cần thiết, sau đó tiến hành làm khuôn cho phù điêu, các bức phù điêu lớn có thể chia ra nhiều khuôn để tiện cho việc lắp đặt, di chuyển. Cuối cùng là đổ sản phẩm và sơn giả chất liệu. 

Khác với tượng tròn khi người xem có thể đi vòng quanh tác phẩm, phù điêu chỉ thể hiện trên mặt phẳng nên người xem có thể đứng ở mặt chính diện như xem tranh bình thường và bên cạnh tạo hình theo 2 chiều thì vẫn có chiều sâu thể hiện qua độ lồi lõm trong tranh, độ dày của hình ảnh. Phù điêu cũng có các dạng bố cục vuông, tròn, chữ nhật nên việc bố cục sao cho hài hòa giữa các khoảng trống và đặc và có thể biến dạng một số tỉ lệ để cách điệu và phù hợp theo khuôn. Vì chỉ là mặt phẳng nên khi làm phù điêu thường chỉ cần chú ý đến bố cục chính diện và độ chìm nổi của khối.

Các kỹ năng cần có khi làm phù điêu

Kiến thức về lĩnh vực điêu khắc

Hiểu về vật liệu và sử dụng dụng cụ

Có kiến thức về đặc tính của các loại nguyên liệu khác nhau như gỗ, đá, kim loại, đất sét… sẽ giúp bạn có các phương thức điêu khắc khác nhau, độ dùng lực, tạo hình cũng như cách bảo quản để phù hợp với từng yêu cầu. Đồng thời sử dụng thành thạo các dụng cụ cắt gọt, làm mịn, bo tròn.

Tạo hình và bố cục

Với mỗi mặt phẳng vuông, tròn hay các hình dáng khác thì bạn cần bố cục các yếu tố trong tranh sao cho hợp lý và có thể phóng đại, cách điệu tạo hình một xíu cho vừa với khuôn tranh. Tránh việc tạo bố cục quá loãng với nhiều khoảng trống hay quá ngộp với chi chít nhân vật.

Tạo khối chìm nổi

Cái quan trọng của phù điêu chính là tạo độ dày mỏng, chìm nổi cho khối. Không chỉ đơn giản là đắp nổi lên một khoảng so với mặt phẳng mà có thể tạo hiệu ứng uốn lượn, bo tròn khối, tạo độ cong.

Đo đạc và tỉ lệ

Tỉ lệ chỉ theo 2 chiều là chiều rộng và dài nhưng cần phóng to từ bản phác thảo để khi lên phù điêu, các chi tiết được rõ ràng, đúng với phác thảo thì sẽ không bị sai hình, méo mó.