Bài viết

Esports Producer

, 05/10/2024

Esports Producer – Nhà sản xuất thể thao điện tử Esports

Esports Producer làm công việc gì?

Esports Producer tổ chức các giải đấu Esport và mang đến sự hồi hộp, phấn khích cho người hâm mộ từ các giải đấu game. Ngoài ra họ còn phải lên kế hoạch phát sóng truyền hình hoặc livestream. 

Esports – nơi người chơi thi đấu với nhau bằng cách chơi các trò chơi điện tử được phát sóng trực tuyến cho khán giả trên toàn thế giới – đây là một ngành kinh doanh đang phát triển rất nhanh chóng. Từ các tựa game như Fortnite đến Farming Simulator đều có các giải đấu Esports. Theo thời gian ,ngày càng có nhiều các game thuê Esport producer tổ chức các chương trình giải đấu trực tuyến.

Các Esport Producer sẽ viết kịch bản, chọn ra những bình luận viên tài năng. Hơn nữa họ còn quản lý nhân viên, đảm bảo sự kiện đầy hứng thú và hiệu quả dù được xem trực tiếp hay trực tuyến.

Esports Producer phải giỏi điều gì?

Kiến thức về gameplay

Giao tiếp tốt

Tính tổ chức

Chú ý đến chi tiết

Quyết tâm

Linh hoạt, hướng dẫn và làm bất cứ việc gì cần thiết để giúp nhóm hoàn thành công việc

Giao tiếp tốt

Có khả năng giải thích rõ ràng cả bằng văn bản và bằng lời nói, hợp tác tốt với các thành viên khác trong nhóm

Thích chơi game

Có niềm đam mê với game, có kiến thức về ngành và hiểu rõ về cách sản xuất một game

Tính tổ chức

Giỏi lập kế hoạch, đặt mục tiêu và ưu tiên công việc

Chú ý đến chi tiết

Chính xác trong việc sắp xếp, phân bổ và lập kế hoạch làm việc

Quản trị dự án

Sắp xếp tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất game và đảm bảo kế hoạch đề ra

Những người nào làm việc trong ngành esports?

Số lượng các công việc trong ngành esports ngày càng tăng. Dưới đây là một số công việc phổ biến.

Event Manager (Quản lý sự kiện)

Các Event Managers sẽ nghiên cứu các địa điểm tổ chức các sự kiện esports. Họ đặt thuê thiết bị, thuê đội hỗ trợ, tuyển tình nguyện viên, quản lý ngân sách và đảm bảo sự an toàn của mọi người.

Sales Manager (Quản lý bán hàng)

Các Sales Manager chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn tiền thu vào. Họ giám sát việc bán vé, tìm kiếm các công ty tài trợ cho các sự kiện và bán không gian quảng cáo trên các trang web và cả áo thun.

Pro Gamer (Game thủ chuyên nghiệp)

Các game thủ chuyên nghiệp chơi game để kiếm tiền thưởng và để trở thành nhà vô địch của một tựa game cụ thể. Các tựa game đồng đội như Dota 2 hoặc Liên minh huyền thoại là hai trong số những tựa game esport sinh lợi nhất. Một số đội tuyển esports chuyên nghiệp được các công ty lớn như Samsung hoặc các đội thể thao chuyên nghiệp đã có từ trước như FC Schalke 04 tài trợ.

Admin or Referee (Quản trị viên hoặc trọng tài)

Admins đảm bảo người chơi tuân thủ các luật chơi, đưa ra các hình phạt khi cần thiết và ghi lại điểm số. Họ đảm bảo mọi thứ chạy đúng tiến độ và giải quyết các vấn đề như máy tính bị treo. Họ nắm rõ các quy tắc và có thể nhanh chóng đưa ra phán quyết công bằng.

Community Manager (Quản trị viên cộng đồng)

Quản trị viên cộng đồng chăm sóc cho fan. Họ tìm hiểu những mong muốn của fan, cung cấp lại thông tin đó cho các nhà phát triển game, giải đáp mọi thắc mắc của fan trên các phương tiện truyền thông xã hội và giữ liên lạc với cộng đồng fan về những sự kiện đang diễn ra.

Observer (Người quan sát)

Người quan sát giống như đạo diễn trong quá trình phát sóng truyền hình trực tiếp. Họ kiểm soát những gì người xem nhìn thấy thông qua camera trong trò chơi. Họ hiểu rõ tựa game để phán đoán những phần nổi bật của trận đấu.

Caster or Host (Bình luận viên)

Bình luận viên là những người đưa ra bình luận. Bình luận viên sẽ thêm thắt sự thú vị, hài hước, cá tính và sự hiểu biết cho một trận đấu.

Làm thế nào để trở thành một Esports Producer?

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm